Lic̣h Sử Chiếc Áo Dài Việtnam

 

Theo tài liệu thu thập được th́ hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường là người đầu tiên đă cải tiến chiếc áo dài cho phụ nữ Việt Nam. Ông sinh năm 1912 tại Sơn Tây. Năm 17 tuổi, ông trúng tuyển vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội và tốt nghiệp vào năm 1934.

Ông là người đă đóng góp rất nhiều trong việc sáng chế các kiểu quần áo cho phụ nữ Việt Nam. Vào đầu thập niên 1930, chiếc áo dài thuần tuư của Việt Nam bắt đầu thay đổi, giới phụ nữ bắt đầu mặc áo mầu và năm 1934, hoạ sĩ Cát Tường đă tung ra một loạt các loại mẫu áo dài tân thời trong tập san Đẹp 1934 và báo Phong Hoá thời bấy giờ, dưới cái tên “Lemur”.

imageSau đó, ông tiếp tục thiết kế nhiều mẫu áo dài cho phụ nữ, nữ sinh và áo ngắn mặc trong nhà. Ngoài chuyện cải tiến áo dài cho phụ nữ, và đóng góp vào việc thiết kế các kiểu y phục thích hợp với thân h́nh, lại làm tăng vẻ đẹp của phái nữ, hoạ sĩ Cát Tường c̣n cải tiến và mỹ thuật hoá chiếc xích lô đạp thời bấy giờ và được dân chúng ủng hộ nhiệt t́nh.

Tiếc thay, vào ngày 17 tháng 12 năm 1946, ông bị dân quân bắt tại Hà Nội và đưa đi biệt tích.

Mặc dù họa sĩ đă ra đi một cách bất ngờ gần 75 năm trước, nhưng bóng dáng của chiếc áo dài mà hoạ sĩ tài ba Cát Tường thiết kế vẫn tiếp tục xuất hiện tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Tà áo dài tha thướt, nhă nhặn, kín đáo và duyên dáng làm tăng thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, và là niềm hănh diện cho người Việt.

Những chiếc áo dài đầu tiên

Từ Los Angeles, California, nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiến, người con trai của hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường kể về chiếc áo dài của phụ nữ ngày xưa:

Màu của nó u tối, chỉ có mầu nâu hay màu đen. Áo lùng thùng, ba bốn tà, quần th́ rộng. Sự đổi mới của Việt Nam lúc đó bắt đầu có trong Nam. Ngoài Bắc th́ hay mặc mầu nâu, màu đen, trong Nam th́ có những lối mặc khác, áo th́ màu khác, nhưng thường thường th́ màu vẫn không được tươi lắm.

imageKhi ông Cát Tường bắt đầu vẽ y phục cho phụ nữ, th́ ông nhận thấy quần là cái quan trọng nhất. Nó phải bó sát mông, xuống đùi hơi rộng và gấu quần hơi loe ra một chút để khi đi, dáng được tha thướt…

Sau đó, lưng quần dùng dây chun để cho máu được lưu thông, ḿnh kéo lên hay kéo xuống rất tiện. Cái áo dài th́ tuỳ muà, mùa đông th́ cần phải che kín cổ, muà hè th́ bật để cho mát. Vai áo bó chặt quá th́ người đàn bà không thể giơ tay lên được, nên vai áo phải làm hơi rộng một chút, tay th́ vẫn thon lại…Màu sắc th́ chủ trương tùy theo màu da, màu tóc hay khung cảnh thời tiết. Thí dụ mùa hè đừng nên mặc áo chói chang quá, nên chọn màu nhẹ.

Nhân nói đến chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam ngày nay, ông Hiến cho hay là bây giờ, chiếc áo dài đă trở thành quốc phục nhưng lại không c̣n được xử dụng hàng ngày như trước, trừ các em nữ sinh hay trong các dịp lễ lớn mà thôi, ông nói:

Tôi đi chụp h́nh ở Việt Nam cũng nhiều, từ Bắc đến Nam, các em đi học mặc áo dài, cầu Trường Tiền hay tỉnh Bạc Liêu, các em mặc áo dài nhiều lắm. Bây giờ, các ngày lễ lớn, áo dài trở thành một quốc phục. Phụ nữ bây giờ độc lập lắm, họ muốn quần áo của họ phải hợp thời trang tăng vẻ đẹp, và đi dộng dễ dàng. C̣n áo dài của ḿnh tương đối c̣n tha thướt và yểu điệu quá…

imageTết là một trong những dịp mà khách hàng đến rất nhiều. Thương hiệu của tôi là chuyên về áo dài, mỗi lần Tết h́nh như là mọi người muốn quay về cội nguồn, kể cả nam nữa, thế hệ trẻ bây giờ tụi nó cũng lại để mua áo dài nam nữa.

Điều đáng mừng là mọi người, nhiều lứa tuổi, mặc áo dài nhiều…Nói chung, ḿnh thấy văn hoá của ḿnh không bị mai một, mà gần như lớp trẻ cũng hiểu biết thêm về cội nguồn của ḿnh và trong ngày Tết th́ ưu tiên cho trang phục quốc phục của ḿnh nhiều hơn…Trong ngày Tết th́ mọi người chọn một bộ truyền thống.

Theo anh, ngày thường th́ chiếc áo dài cải biên có thể mặc với quần din, nhưng đă là ngày Tết th́ áo dài phải nên theo kiểu mẫu truyền thống của người Việt, anh nói:

Chung nghĩ rằng ngaỳ mồng Một, xông đất đầu năm th́ mọi người nên tuân theo truyền thống nề nếp văn hoá dân tộc. Chung thấy rằng đường phố Sài G̣n mặc áo dài nhiều lắm, hiện tại bây giờ giới trẻ trở về cội nguồn, hiểu biết nhiều hơn và mọi người lại quan tâm đến áo dài nhiều hơn…Càng ngày mọi người càng chú ư đến nét truyền thống của ḿnh nhiều lắm.

Áo dài không phù hợp khi thời tiết giá lạnh

Đó là t́nh h́nh ở Sài G̣n, thế nhưng, ở Hà Nội, năm nay thời tiết lạnh giá, nên cũng ảnh hưởng đến việc mặc áo dài trong ngày Tết. Và trên thực tế, chiếc áo dài giờ đây đa số chỉ c̣n được xử dụng trong các buổi lễ tôn giáo trong dịp Tết. Cô Hường, nhân viên khách sạn Melani ở Hà Nội phát biểu:

Nó lạnh quá, người ta không mặc áo dài, mà bây giờ em thấy Tết ít người mặc áo dài lắm. Hà Nội hầu như chẳng có ai mặc dài ǵ cả! Người lớn tuổi th́ cũng mặc áo dài đi chúc Tết…Thanh niên th́ chẳng mấy khi người ta mặc, chỉ có đám cưới bạn bè th́ mặc, c̣n b́nh thường th́ không…

Mà trời lạnh như thế này th́ chẳng ai mặc đâu! Em ra đường không thấy ai mặc hết, chả hiểu tại sao, có lẽ do lạnh quá hay là áo dài người ta chỉ mặc trong dịp lễ, trong những ngày đặc biệt, Tết th́ chỉ bên Công Giáo, người ta mặc áo dài để đến nhà thờ. C̣n thanh niên th́ không ai mặc cả! Nếu mặc áo dài th́ bị cho là đầu óc có vấn đề!

Cô cũng chia xẻ với Phương Anh rằng, bản thân cô thích ngắm phụ nữ mặc áo dài. Và v́ nhu cầu công việc, cô phải mặc áo dài đi làm hàng ngày, thế nhưng, nhiều khi chiếc áo dài cũng làm cô vướng víu khó chịu. Cô nói:

Áo dài được hưởng ứng ở miền nam nhiều hơn

Nhân dịp Tết, Phương Anh cũng hỏi thăm nhà may Hoài Hương ở quận 1, TPHCM để hỏi thăm về chiếc áo dài trong mấy ngày Tết, chị Hương, chủ tiệm may cho hay:

Vẫn mặc, nhưng chỉ ngày mồng Một, đi Chuà, hay Phật Tử họ đi chùa…Nếu đi thăm bà con th́ không mặc đâu, chỉ có dịp quan trọng thôi, đi chúc tết, đi thăm bạn bè th́ người ta không mặc đâu, ít lắm.

Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Vơ Việt Chung, chuyên về áo dài, chủ trương cải biến áo dài mặc với quần “din” cho biết:

imageEm cũng thích người ta mặc áo dài, nhưng mà em không mặc v́ nó vướng, chỉ có đi đám cưới bạn bè, có dịp ǵ th́ mới mặc thôi! Em thấy mọi người rất ít mặc áo dài, chỉ trong khách sạn, nhà hàng, lễ hội…c̣n th́ chẳng ai mặc cả!

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiến, con trai của họa sĩ Cát Tường năm xưa, cho rằng hiện nay, một số nhà thiết kế thời trang v́ chú ư đến cái lạ của bộ y phục áo dài, nên phần nào làm mất đi nét đẹp duyên dáng của phụ nữ, ông phát biểu:

Người thiết kế phải biết vẻ đẹp của phụ nữ và phải làm sao tôn được vẻ đẹp, cái nét mềm mại của phụ nữ phải được đưa lên. Thí dụ, tà áo dài khi gió phớt qua, th́ người ta gọi là đón gió, tức là ḿnh thấy tha thướt, hoặc là tia nắng chiếu vào áo lụa Hà Đông, làm cho các thi sĩ bật ra các vần thơ, tất cả những chuyện đó là chiếc áo dài đón gió, đón nắng, làm cho người phụ nữ trở thành một huyền thoại, nhập vào tim óc của người xem…tất cả biểu hiện một cách thanh tao…

Ư kiến này của ông đựơc khá nhiều người chia sẻ. Thực vậy, chắc qúi vị cũng đồng ư với Phương Anh rằng, phụ nữ Việt Nam dù ở bất cứ tuổi nào, dù ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào, khi khoác lên ḿnh chiếc áo dài, th́ vẻ đẹp luôn được tăng lên, hơn nữa, đó lại là một y phục truyền thống, nên Phương Anh tin rằng dù ít c̣n thấy xuất hiện trong đời sống hàng ngày, nhưng chiếc áo dài sẽ không bao giờ mất đi, như hy vọng của nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiến:

Tôi nghĩ rằng ngày nào c̣n người Việt Nam th́ ngày đó chiếc áo dài vẫn c̣n. [RFA]

 

Main menu