Kỷ niệm nhạc Rock Việt Nam và Phượng
Hoàng. Việt Hải
Thế
hệ chúng tôi lớn lên trong các thập niên 60s và 70s khi mà ảnh
hưởng người Pháp bắt đầu nhường
chỗ cho người Mỹ bước vào Nam Việt Tôi có anh bạn mê nhạc pop/rock, anh thích
nghe nhạc của Beatles, Rolling Stones, Elvis Presley, Birds,
Yardbirds, Monkees, Santana, Neil Diamond, CCR,... ngặt một nỗi
ông ngoại của anh Giang là mẫu người mô phạm
nho giáo. Cụ mang quan điểm siêu thủ cựu,
super-conservative, cụ đả phá quan niệm tóc dài, âm nhạc
lắc lư cơ thể, nhúng nhẩy như con "múa rối",
tiếng đàn trống in ỏi,... khiến cụ rất
khó chịu, cụ chê trách là nhạc vong bản, chả ra
thể thống ǵ cả. Ở chung nhà với ông cụ vốn
bảo thủ, nên bạn tôi phải vác đàn ghi-ta điện
sang nhà bạn bè dợt nhạc. Chúng ta có thể hiểu ở
buổi giao thời giữa các nền văn hóa va chạm
nhau, khi mà văn hóa Việt, văn hóa nho giáo gặp gỡ
văn hóa Gaulois, văn hóa Anglo-Saxon, khó lòng lắm khi mà
quư ngài Khổng Mạnh cho ngồi cùng chiếu với quư
ngài yé yé như Johnny Halliday, Elvis Presley, George Harrison, John
Lennon, Paul McCartney, Mick Jagger,... sẽ hỏng bét. Với tuổi
trẻ chúng tôi nó như là một làn gió mát, những ḍng nhạc
xao xuyến tâm hồn khi tôi nghe thanh âm của Never my love,
Rhythm of the rain, The sound of silence, Deborah, Oh Carol, It's now or never,... Tôi học Anh văn tại Hội Việt
Mỹ, bà giáo dạy tôi gốc từ Louisville, Kentucky, rất
yêu âm nhạc, bà đàn ghi-ta rất giỏi, bà đàn những
bài như Ghé bến Sài G̣n, Nắng chiều, Diễm
xưa, Lệ đá, Tôi muốn,... đưa midi music sheets
bà đàn nhuyễn nhừ như cháo, bà bảo bà cảm nhận
và rung động với ḍng nhạc Việt, nhạc hay lắm.
Giờ đây cụ ngoại của anh Giang chắc không
c̣n nữa, tôi nhớ những lời xưa gắt gỏng
mà cụ nói,
nhưng nếu có sự ái mộ bà giáo Judy cảm nhận
nhạc ḿnh, đàn nhạc ḿnh tuyệt vời có lẽ cụ
ngoại sẽ vui thích và dễ dăi hơn với con cháu. Cháu cụ đàn nhạc xứ người, bà
Judy đàn lại nhạc ḿnh, thế là một đều,
huề tiền rồi. Bây giờ th́ xét xem phong trào nhạc pop/rock
du nhập vào Việt Nam ra sao, như thế nào nhé. Khi quân
đội đồng minh Hoa Kỳ viễn chinh tham chiến
tại Việt Nam, các club nhạc mở ra để cho họ
có nguồn giải trí. Thời bấy giờ ở Sài G̣n,
tầng lớp học sinh sinh viên ảnh hưởng
văn hóa Pháp tiếp tục nghe nhạc Pháp như là hiện
tượng để chống trả lại sự thâm nhập
văn hóa Mỹ đang ngày càng bành trướng. Nhưng dần
dần những người chơi nhạc nhận ra nét
độc đáo của nhạc pop/rock của Anh và Mỹ.
Và rồi từ thủ dô Sài G̣n đến các thành phố lớn
Đà Nẵng, Qui Nhơn, Biên Ḥa, Vũng Tàu, Cần Thơ
cùng nhiều nơi khác chấp nhận loại nhạc rock
dù nguyên gốc hay được Việt hóa trong đời
sống văn hóa của lớp người trẻ thời
bấy giờ. Những ban
nhạc góp mặt như Fanatiques, Blue Stars, Spotlights,
Pénitents, Vampires/Rocking Stars, Uptight, Hammers, Enterprise, Hard Stones,
CBC, Crazy Dogs, Magic Stones, Dreamers, Peanut Company, Apple Three, Cat Trio,
Strawberry Four,... Thời kỳ này các ban nhạc
thường cộng tác ở các câu lạc bộ dành cho
quân nhân Hoa Kỳ.
trái qua) và Nguyễn Trung Cang (thứ hai, phải qua) Bài viết
này chú trọng vào sự góp mặt đặc biệt của
ban nhạc Phượng Hoàng, mà sự xuất hiện cúa
nó tạo nên sắc thái nhạc rock Việt thật độc
đáo, air nhạc mang làn hơi hướm rock Tây
phương, nhưng do những nhạc sĩ người
Việt viết nhạc. Tiền thân của
Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu. Phượng Hoàng được thành lập
năm 1963 với 2 thành viên chủ yếu là hai nhạc sĩ
Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà. Ngày Hồ Trầm Tuấn
Phương, trưởng ban văn nghệ trường
đại học Kinh Thương Minh Đức mời nhạc
sĩ Lê Hựu Hà vào giúp vui cho buôi liên hoan văn nghệ
Giáng sinh của trường, tôi chứng kiến anh Lê Hựu
Hà tŕnh bày hai nhạc phẩm Yêu em, Tôi muốn,...
Tôi vốn mê 2 bài này. Bài Yêu
em trong phần điệp khúc anh Hà thổi đệm
harmonica thật réo rắt, lả lướt. Tác phẩm gợi cảm qua nhịp điệu
slow rock, tiết tấu quyện vào lời t́ tê, ư lăng mạn
vô song khi yêu là yêu thôi. Tuổi vừa biết
yêu tí ti, khi tôi nghe nhạc yêu em bất cần đời,
yêu em cũng bất cần trời th́ hồn phải phê rồi
chứ c̣n ǵ nữa. Tôi có kỷ niệm
nhiều với bài hát khi cô bạn tôi ngồi bên cạnh hỏi
tôi nghĩ sao về "Yêu em". Giời
ơi bài ca có chủ âm D major yêu em t́nh tứ, yêu em chậm
buồn thướt tha như vậy mà c̣n hỏi. Ông
nhạc sĩ đă nói rơ ràng cho ta, mà người ta vẫn
chưa hiểu nữa, khổ đời, khổ chưa
giời ơi có thấu? "Yêu em v́
ta ghét buồn, yêu em v́ ta ghét hờn Yêu
em v́ ta khinh khi dối gian. Yêu em v́ ta
chán người, yêu em v́ ta chán đời Yêu em v́ ta
không tin ở trờị Ta không thèm
mái tóc huyền, ta không thèm đôi mắt đẹp Ta không màng lời
khen chê thế gian. Ta không cần
ai hiểu ḿnh, khi ta ngợi ca ái t́nh Khi ta d́u em
đi trong ư thơ Ta không thèm
mái tóc huyền, ta không thèm đôi mắt đẹp Ta không màng lời
khen chê thế gian. Ta không cần
ai hiểu ḿnh, khi ta ngợi ca ái t́nh Khi ta d́u em
đi trong ư thơ Em
ơi, anh muốn nói rằng, sao em c̣n măi hững hờ. Khi anh trọn
ḷng yêu em thiết tha Xin em đừng
luôn dối ḷng, khi tim làm đôi má hồng. Cho
ta được gần nhau trong giấc mộng." Người
nhạc sĩ sáng tác có thể tạo sắc thái riêng biệt
cho ḍng nhạc ḿnh, và do sự rung động từ tâm thức
nói lên ư nghĩ sâu kín nhất của ḿnh ra với thế
gian, dù là những ư tưởng chuyên chở nội dung hiện
sinh, tác giả kêu gọi thế giới hăy yêu thương
nhau khi "Tôi muốn" hay nói với người
thương khi "Yêu em" bằng những ư tưởng
chán chường, yếm thế. Những nhạc phẩm
khác của anh như: Hãy ngước mặt
nhìn đời, Hãy nhìn xuống chân,
Hãy vui lên bạn ơi, Huyền thoại
người con gái, Lời người
điên, Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào, Yêu
người và yêu đời,... Anh sáng tác khoảng
50 bài. Điểm quư báu là anh chủ
trương Việt Sau đây tôi xin chôm "nguyên con" bài viết
chi tiết hơn về nhạc sĩ Lê Hựu Hà (1946-2003)
từ website của nhạc sĩ Trần Quang Hải: “Nhạc sĩ Lê Hựu Hà - tác giả của
một loạt ca khúc: Vào hạ, Hăy yêu như chưa yêu lần
nào, Yêu em, Hăy vui lên bạn ơi... đột ngột ra
đi vào lúc 8 giờ ngày 11/5/2003 tại căn nhà của
ḿnh nằm trong hẻm 98 Hồ Hảo Hớn, Q.1, Sài G̣n. Nhạc sĩ Lê Hựu Hà sinh tại Sài G̣n
ngày 5 tháng 6 năm 1946, được nhiều nhạc sĩ
đi trước đánh giá là một trong những người
Việt hoá nhạc trẻ Âu Mỹ đầu tiên. Anh bắt
đầu hoạt động âm nhạc có thể tính từ
năm 1965 với ban nhạc Hải Âu tại Đại hội
nhạc trẻ ở trường Taberd. Đến
đầu thập niên 1970 anh nổi lên cùng với ban nhạc
Phượng Hoàng. Các ca khúc do anh sáng tác được phổ
biến lúc này là: Tôi muốn, Lời người điên,
Hăy nh́n xuống chân... Sau khi Phượng
Hoàng tan ră, anh thành lập ban Mây Trắng và tung
ra ca khúc mới như: Hăy ngước mặt nh́n đời,
Đôi khi ta muốn khóc. Sau năm 1975, ban Hy Vọng (gồm
Mạnh Tuấn, Huỳnh Hiệp, Bảo Chân, Lư Được,
Minh Hải, Quốc Dũng và các ca sĩ Sĩ Thanh, Tuyết
Loan, Trang Kim Yến) của Lê Hựu Hà là lực lượng
hùng hậu nhất so với các ban nhạc đương
thời. Phiêu Bồng là địa chỉ cuối cùng của
Lê Hựu Hà hoạt động dưới h́nh thức ban
nhạc. Không chỉ
sáng tác các ca khúc có giai điệu, tiết tấu hiện
đại của nhạc trẻ Phương Tây, nhạc
sĩ Lê Hựu Hà c̣n là một trong những nhạc sĩ
khá chuyên tâm trong việc dịch chuyển, biên soạn lời
Việt cho các ca khúc quốc tế, anh đă viết lời
Việt khoảng gần 100 ca khúc, nổi tiếng có bản:
Đồng xanh, Những lời dối gian, Ngày hôm qua, Không
có em... Một Chốn
Riêng Của Lê Hựu Hà Ở Sài G̣n,
vào văm 1958, những cuộc tṛ chuyện về âm nhạc
say mê đến hàng giờ của ba gă học sinh Trường
Kỳ, Nam Lộc và Lê Hựu Hà có thể coi là trang mở
đầu của cuốn lịch sử pop – rock Việt Tại
sao có một loại nhạc mà tiết điệu của
nó lại trẻ trung đến thế? Tại sao nó có những lối
tŕnh bày ca khúc lại phóng khoáng và tự do đến thế?
Tại sao âm nhạc Việt Măi cho đến
năm 1966, ban Hải Âu của Lê Hựu Hà mới có dịp
tŕnh làng với công chúng trẻ qua đại nhạc hội
học sinh – sinh viên ở trường Taberd. Tuy không gây tiếng vang như các ban Les Fanatiques
của Công Thành, Spotlights của Tuấn Ngọc, Les Vampires
của Đức Huy… nhưng Lê Hựu Hà đă làm giới
trẻ Sài G̣n lúc đó bất ngờ về một khái niệm
c̣n rất mới: người Việt vẫn có thể tạo
ra cho một lối chơi pop – rock của riêng ḿnh. Năm
1970, Lê Hựu Hà lập
ban Phượng Hoàng cũng với phong cách đó, mà lúc bắt
đầu được mọi người hào hứng
đón nhận. Phong cách này như được
chắp cánh với sự tham gia của Nguyễn Trung Cang và
Elvis Phương. Sau
năm 1975, nhạc sĩ Lê Hựu Hà tiếp tục niềm
say mê của ḿnh, tuy có chựng lại ít nhiều. Các tác phẩm của
anh vẫn thầm lặng ra đời. Và dù thời
gian đă đi qua suốt các chặng đường nhiều
đổi thay của nhạc trẻ với rock'n 'roll rồi
swingin pop… cho đến heavy rock, grunge…, nhạc sĩ Lê Hựu
Hà vẫn trung thành với phong cách mà anh đă chọn. V́ vậy, trong thế giới âm nhạc riêng của
người Việt, vẫn có đâu đó một góc nhỏ
rất riêng của nhạc sĩ Lê Hựu Hà. (Chú thích: Một chốn riêng của Lê Hựu
Hà, đây là một trong những bài hát hiếm hoi viết
về nhạc sĩ Lê Hựu Hà trên báo chí VN sau 1975. Bài viết
này do ns.Tuấn Khanh viết trên báo Tuổi Trẻ Chủ
Nhật, số 2-96, ra ngày 14-1-1996, trong thời gian ns. Tuấn
Khanh được giao quyền hạn biên tập trang âm
nhạc. Sau đó, ns. Tuấn Khanh trở thành thành viên nhóm
Du ca Phiêu Bồng của ns. Lê Hựu Hà. Nhóm nhạc unplugged
cuối cùng này trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lê
Hựu Hà đă biểu diễn thành công ở nhiều
nơi với h́nh thức Lê Hựu Hà (guitar, harmonica, hát),
Hoàng Triều (guitar, hát) và Tuấn Khanh (flute, guitar, hát). Giai
đoạn này cũng đánh dấu khoảng thời gian
vô cùng thân thiết giữa nhạc sĩ Lê Hựu Hà và ns Tuấn
Khanh. Trong suốt giai đoạn nhạc sĩ
Lê Hựu Hà c̣n sống, anh im lặng và chấp nhận sự
quên lăng của hệ thống thông tin đại chúng. Bản
thân ns Tuấn Khanh khi đi nhiều nơi để xin làm
album của ns Lê Hựu Hà lúc đó, đều gặp những
khó khăn về "nhân thân", "tư tưởng thể
hiện ca khúc"... của nhạc sĩ Lê Hựu Hà nên
cho đến lúc anh mất đi, vẫn không có một
album trọn vẹn nào của anh do các công ty sản xuất
tại VN thực hiện, ngoài bản cassette duy nhất
mang tên Đồng Xanh do chính anh hợp tác với nhạc sĩ
Bảo Thu thực hiện và phát hành bán chính thức tại
Saigon (tương tự như trường hợp phát hành
bản cassette Chiều Hạ Vàng của ca sĩ Bảo Yến
và nhạc sĩ Quốc Dũng)”. Nói về Phượng Hoàng nếu không thể
thiếu nhạc sĩ Lê Hựu Hà th́ tương tự
không thể thiếu nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Anh
Cang đánh tây ban cầm điện chính (lead guitar), và soạn
các nhạc phẩm tŕnh diễn cho ban nhạc, vào thời
cuối thập niên 60, đầu 70, nhạc anh làm ảnh
hưởng tích cực đến phong trào nhạc trẻ
pop/rock. Bài
C̣n yêu em măi là tác phẩm cuối cùng của anh, v́ vài tháng
sau khi anh soạn bài hát gửi về tặng vợ từ
trong rừng sâu ngục tù CS, anh đă chết v́ kiệt lực. Xét về phần lời ca của Phượng
Hoàng, hai con chim đầu đàn Lê Hựu Hà và Nguyễn
Trung Cang nghiêng nhiều về những đề tài có tính
cách bi quan, yếm thế, nét hiện sinh ẩn chứa. Chi
tiết về năm tháng và nguyên nhân đưa đến
cái chết của anh cho đến nay vẫn c̣n mù mờ
nên không có tài liệu nào xác định rơ ràng. Trong khoảng
26 tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, tôi xin
đan cử một số bài tiêu biểu như: Phiên khúc
mùa đông, Bâng khuâng chiều nội trú, Bước t́nh hồng,
C̣n yêu em măi, Cúi xuống, T́nh nhân loại, T́nh như
sương khói, Về với yêu thương, Đời bỗng
giăng mưa, Mặt trời đen, Một giấc
mơ, Nắng hạ, Như giọt cà phê, Thương nhau
ngày mưa,... Như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, nhạc mang
khuynh hướng hiện sinh của Nguyễn Trung Cang
như tiêu biểu qua các bài Mặt trời đen, T́nh nhân
loại,... Để kết thúc bài viết, khi nh́n lại
dĩ văng với hai thập niên 60s và 70s mà âm nhạc Pháp Anh
Mỹ ảnh hưởng đến nhiều anh chị em
thế hệ chúng tôi, chúng tôi học sinh ngữ, nghe nhạc
xứ người, nh́n nhận cái hay của tiết tấu,
âm điệu của âm nhạc, dù rock hay blue hay jazz, th́ âm
nhạc chỉ là sự cảm nhận nội tâm, hăy chấp
nhận ư tưởng âm nhạc là ngôn ngữ quốc tế,
bởi v́ ít ra những nhận xét khắt nghiệt như
vong bản hay vọng ngoại đă làm tâm tư anh em chúng
tôi ray rứt. Phải chăng từ đó có phong trào Việt
hóa âm nhạc bùng dậy, công của quư anh khai phong như
Trường Kỳ, Nam Lộc, Kỳ Phát, Vũ Xuân
Hùng,..., và Lê Hựu Hà. Để rồi từ đó,
Phượng Hoàng cất cánh với những Lê Hựu Hà và
Nguyễn Trung Cang đă tung ra nhiều nhạc phẩm
đại diện cho rock Việt Nam, pop Việt Nam chính hiệu
bà lang trọc, để giới trẻ nghe trong sự
thích thú, không mặc cảm v́ âm nhạc vong bản, hay âm nhạc
chôm chỉa. Chỉ tiếc là hai anh Lê Hựu Hà và Nguyễn
Trung Cang đă vắn số, không có may mắn hay hoàn cảnh
thuận lợi để tung hết nội công sáng tác âm
nhạc, dốc toàn bộ trí tuệ cho thêm nhiều tác phẩm
âm nhạc cho niềm hănh diện rock Việt Nam, hay pop Việt
Nam. Viết cho các bạn KTMĐ xưa Phó
Đức Trường, Nguyễn Ngọc Bảo, Hoàng Trí
Dũng, Hồ Trầm Tuấn Phương,... cho các anh Trần
Quang Hải, Jo Marcel, Nguyễn Nam Lộc, Huỳnh Kỳ
Phát,... và cho các em trong CLBTNS như Cao Minh Hưng, Bùi Minh Tuấn,
Phạm Khải Tuấn, Fatima Ysa Moug, Trang Hoa Sơn, Eric
Phúc Lê, Đỗ Quang Màu,... với niềm tin và sự thủy
chung với âm nhạc v́ âm nhạc. In the memory of Lê Hựu Hà and Nguyễn
Trung Cang: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=Y7-7kz5hvG với Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang cùng hai vua nhạc trẻ Việt Hải
|